Thực trạng và nhu cầu đổi mới trong hoạt động dạy và học Vật lí THPT


11-04-2018
Trong đời sống hàng ngày chúng ta luôn cần và vận dụng kiến thức vật lí để sử dụng các thiết bị từ đơn giản đến phức tạp liên quan đến điện trong gia đình cũng như trong sản xuất.

1. Chúng ta nên học vật lí vì:

            Trong đời sống hàng ngày chúng ta luôn cần và vận dụng kiến thức vật lí để sử dụng các thiết bị từ đơn giản đến phức tạp liên quan đến điện trong gia đình cũng như trong sản xuất. Do đó mỗi chúng ta nên và cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất về Vật lí. Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường các em học sinh càng nên quan tâm và nắm chắc kiến thức Vật lí hơn để trang bị cho mình hành trang bước vào công cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ 4.

Vật lí đem lại cho người học một thế giới quan tổng thể về những gì liên quan đến đời sống hàng ngày. Từ những kiến thức được trang bị, ta có thể biết và giải thích các hiện tượng trong tự nhiên để không còn là bí ẩn mà ta không biết, để ta làm chủ trong cuộc sống của mình. Ví dụ như tại sao về mùa đông khi đi đường về thì tóc chúng ta hay bị xù lên? Nó sẽ không có gì quá lạ lùng và khó hiểu nếu như chúng ta hiểu về hiện tượng nhiễm điện do cọ xát. Hoặc tại sao một số xe chở xăng, dầu thường thấy có một dây xích dẫn từ khung xe xuống mặt đường? phải chăng đó là một chi tiết thừa của chiếc xe. Không thừa đâu, nó giúp điện tích của xe được dẫn xuống đường để tránh việc điện tích trên xe cứ tăng lên đến một mức đủ lớn sẽ xuất hiện sự phóng tia lửa điện dẫn đến cháy nổ,...

Khi học sinh học 1 môn nào đó, kiến thức của riêng nó không phải là thứ quan trọng nhất. Cái cách mà não được rèn luyện và vận dụng các kiến thức môn khác bổ trợ  khi học xong môn học đó mới là mục đích giúp suy nghĩ, hành động cho công việc trở nên toàn diện hơn.

Ví dụ  môn Toán giúp ta:

Tư duy sáng tạo, tư duy từ cụ thể đến trừu tượng

Luyện trí thông minh, xử lý nhanh nhạy. Rèn luyện cho bạn một tư duy logic. Tư duy này không chỉ có ích khi các bạn thích làm về kỹ thuật, công nghệ mà cũng giúp cho các bạn có được một tư duy hợp lý khi làm các công việc và các ngành nghề bất kì.

Rèn luyện một tư duy nhanh nhạy, một khả năng nhẩm tính chính xác về lợi nhuận, lãi lỗ, tiền nong… khi bạn làm kinh doanh.

Học hình không gian rèn luyện cho đầu óc có khả năng tưởng tượng sáng tạo.

Môn Vật Lý mang lại khả năng:

Tổng hợp kiến thức để xử lý vấn đề tốt hơn.

Hiểu và phân tích bản chất sự việc một cách hệ thống và logic

Khả năng tiên đoán, dự đoán, sự việc. Rất nhiều học sinh giỏi vật lý đã thành những chuyên gia rất giỏi nhờ khả năng này, từ làm công nghệ, IT, chế tạo hay cả làm kinh tế nữa!

Đôi khi xử lý các bài vật lý có hiện tượng khá lạ lùng và phực tạp lại cho chúng ta phát huy tối đa khả năng tư duy lôgic, tư duy giải quyết vấn đề cực kỳ sắc bén.

Chọn lọc và xử lý thông tin hợp lí

Những người học giỏi vật lí là những người luôn có tư duy và bản năng “săn tìm” bản chất của công việc. Vì vậy, họ làm việc rất đúng người, đúng việc

Làm thế nào giải quyết một công việc phức tạp một cách khoa học dẫn đến thành công.

Đặc biệt, làm tốt các bài trắc nghiệm môn vật lí cũng có nghĩa là các bạn rèn luyện được kỹ năng tính nhẩm nhanh và tư duy thần tốc để đến đích. 

Vậy không phải thông minh mới học vật lí mà học vật lí giúp người học thông minh. Dễ dàng tìm kiếm những người thông minh nhất trên Trái Đất và chúng ta sẽ ngạc nhiên khi thấy học đa phần là “dân Vật Lí”.

Stephen Hawking (IQ 160), Albert Einstein (IQ 160-190), Kim Ung-Yong (IQ 210):  Lên 7 tuổi, ông sang Mỹ học tập và nghiên cứu theo lời mời của NASA. Chưa được 15 tuổi, ông đã hoàn thành chương trình đại học và lấy được bằng Tiến sĩ Vật lý của Đại học bang Colorado, Christopher Hirata (IQ 225): người Mỹ trẻ tuổi nhất trong lịch sử giành HCV Olympiad Vật lý Quốc tế,

2. Thực trạng dạy và học vật lí tại trường THPT Dương Xá

            2.1. Thuận lợi:

Học sinh tương đối ngoan ngoãn

Nhà trường có truyền thống về các môn khoa học cơ bản. Học sinh luôn có động cơ học tập đúng đắn. Luôn cố gắng trong học tập.

Đội ngũ giáo viên đoàn kết, dễ phổ biến các chương trình, kế hoạch dạy học

Được sự quan tâm chỉ đạo nhiệt tình, xát xao của ban giám hiệu

            2.2. Khó khăn

Thay đổi cách thi và không cần cố gắng nhiều nhưng vẫn được điểm cao. Học sinh thay đổi lựa chọn để nhằm thi tốt nghiệp và xét cho đỗ được đại học nhưng lại không phục vụ cho những lựa chọn nghề nghiệp của bản thân sau này.

Số lượng học sinh đam mê, yêu thích môn vật lý không nhiều nên không tạo được phong trào ham học, môi trường trao đổi kiến thức vật lí trong học sinh

Khó để tổ chức học tập, bồi dưỡng nâng cao kiến thức của học sinh khi mà học sinh không có nhu cầu

Các em học sinh, gia đình chưa xác định mục tiêu rõ dàng, chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của vật lí

            2.3. Nguyên nhân

Đặc điểm học từ cấp dưới, học sinh chỉ quan tâm học văn và toán để thi vào lớp 10 nên không nắm được kiến thức vật lí, tạo thói quen xấu khi vào cấp 3.

Sự va chạm thực tế của học sinh rất hạn chế

Mọi người xung quanh đều thừa nhận sự phức tạp của môn vật lí: Phạm vi, sự vật hiện tượng phải nghiên cứu rất rộng; Các định luật, định lí được rút ra rất nhiều; Việc xử lí bài toán vật lí cần nhiều đến kiến thức toán học hơn bất cứ môn học nào

Các trường đại học mọc nên rất nhiều, đào tạo nhiều ngành nên khối thi A, A1 không còn được ưu tiên lựa chọn để đầu tư cho kì thi đầu vào

            2.4. giải pháp khắc phục

Nhà trường:

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất về chất lượng và số lượng đồ dùng dạy học:

Số lượng đầu sách, tạp chí, ấn phẩm khoa học trong thư viện còn chưa phong phú. Một số sách còn có số lượng chưa nhiều nên học sinh gặp khó khăn trong việc tìm hiểu tài liệu tham khảo. Vậy nhà trường nên thường xuyên bổ sung và cập nhật kho sách và các tài liệu thường xuyên, có thông báo rộng dãi đầu sách mới về cho học sinh cũng như giáo viên trong toàn trường được biết. Có tuyên dương những em có thói quen mượn, trả sách đúng hạn và đạt kết quả cao trong học tập. Giáo viên bộ môn giới thiệu những đàu sách hay đến cho học sinh. Chia sẻ kinh nghiệm đọc sách hiệu quả. Tạo cho học sinh thói quen đọc sách.

Dụng cụ thí nghiệm còn nhiều hạn chế, số lượng không đủ nhiều để học sinh có thể làm việc theo nhóm nhỏ, có cơ hội để trực tiếp tiến hành với các dụng cụ. Một số bộ thí nghiệm thực hành có độ ổn định không cao nên gặp nhiều rủi do trong việc bố trí trong tiết học. Để thay khắc phục tình trạng khó khăn này thì nhà trường nên tổ chức các cuộc thi về sử dụng thí nghiệm thực hành vật lí, cải tiến, chế tạo dụng cụ để chủ động hơn cho các phần trình bày thí nghiệm

Các phương tiện hỗ trợ cho ứng dụng kĩ thuật dạy học hiện đại (máy chiếu, máy tính, loa,..) còn hạn chế. Việc bố trí, lắp đặt, chuyển phòng… mất nhiều thời gian gây tâm lí ngại cho giáo viên giảng dạy. Nếu bố trí hợp lí, khoa học để có thể khuyến khích được giáo viên bộ môn đầu tư nhiều hơn cho bài giảng

Các phòng học nghiên cứu lắp đặt điều hòa để giúp học sinh có trạng thái tâm lí, tinh thần tốt nhất khi tập trung học bài.

Có các chương trình giáo dục thực tế:

Tạo các buổi tham quan, học tập thực tế về ứng dụng của vật lý vào đời sống tại các nhà máy, xí nghiệp để học sinh thấy được tầm quan trọng của các kiến thức mình được học ở bôn môn. Một phần giúp các em đánh giá tính chất công việc để định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

Mời những người thành công trên con đường vật lý để trò chuyện, chia sẻ kinh nghiệm, truyền cảm hứng học tập cho các em học sinh

Tạo điều kiện cho nhóm Vật Lý thành lập câu lạc bộ Vật Lý:

Trao đổi các sáng kiến, ý tưởng, mô hình, sản phẩm vật lý…; Tổ chức các buổi tọa đàm giữa giáo viên – học sinh chia sẻ kinh nghiệm, phương pháp học hiệu quả, bài tập hay… để tháo gỡ các vướng mắc, giúp các em tự tin hơn trong học tập bộ môn; Tổ chức , phát động cuộc thi Olimpic vật lý cấp trường, học sinh yêu thích bộ môn vật lý,… một hoặc hai tháng 1 lần. có trao giải, đánh giá vào sổ đoàn, học bạ cho những bài thi tốt nhất để khuyến khích các em dành nhiều thời gian, công sức để tìm hiểu và chinh phục kiến thức vật lý.  Tổ nhóm rất mong nhận được sự quan tâm hơn nữa từ nhà trường,  hỗ trợ kinh phí, tạo điều kiện về thời gian để có thể tổ chức được các sân chơi vật lý thú vị và bổ ích

Phía giáo viên bộ môn:

  Giáo án: Thường xuyên bổ sung số liệu, nội dung, dạng bài theo xu hướng ra đề thi của bộ qua các năm

 Phiếu học tập: Cần có những bài tập sát với kiến thức bài học. không quá nhiều nhưng vẫn đảm bảo giúp học sinh luyện tập, khắc sâu và phát triển kiến thức

 Đề kiểm tra: có sự thống nhất giữa các giáo viên dạy các lớp để tránh trường hợp chênh lệch nhau quá lớn trong kết quả bài kiểm tra làm học sinh chán nản bộ môn. Đề bài phải vừa tầm và phân loại được học sinh

 Giờ lên lớp: cần đầu tư thêm thời gian để làm TN biểu diễn làm cho bài giảng thêm sinh động và gây hhứng thú học tập và yêu thích hơn. Để làm được điều đó cần nhiều thí nghiệm thực hành cho bài giảng nhiều hơn. Do đó cơ sở vật chất và chất luọng dụng cụ là yếu tố rất quan trọng nên có sự quan tâm và đầu tư hơn nữa của Bộ, Sở và trường.

 Luôn cập nhật và ứng dụng công nghệ hiện đại vào trong giảng dạy kết hợp với giảng dạy truyền thống.

 Cần nắm bắt được tình hình học tập của các em học sinh trong lớp, xử lí nghiêm khắc với sự gian lận, lười biếng và cũng động viên kịp thời đối với những học sinh có sự cố gắng. Vd: với những học sinh làm các chuyên đề, báo cáo về một nội dung nào đó thì có thể khuyến khích chấm điểm hoặc cộng điểm chuyên cần .

Về phía học sinh:

 Sắp xếp thời gia khoa học, công việc hợp lí. Mỗi ngày trôi qua với bất cứ ai đều có 24 giờ bằng nhau nhưng cách sử dụng chúng rất khác nhau. Có những người làm được nhiều việc sau mỗi ngày nhưng có nhiều người lại không. Để tránh chồng chập các nghiệm vụ và thậm chí quên việc thì ta nên có sổ tay làm việc, ghi rõ nhiệm vụ, thứ tự , cần đạt được ở mỗi phần sẽ giúp các em học sinh có thể hoàn thành và không quên nhiệm vụ.

 Ưu tiên dành nhiều thời gian tự học bài, làm bài tập và đặc biệt rèn thói quen đọc sách. Trong quá trình dạy học tôi nhận thấy kiến thức, sự hiểu biết của nhiều học sinh là khá khiêm tốn. điều này làm trong quá trình dạy học có đưa ra một số ví dụ để minh họa cho định luật, định lí nhưng không những các em vẫn không hiểu mà cảm thấy kiến thức càng rối hơn vì thông tin đưa ra để giải thích cái mới lại là cái mới với các em.

 Cần có kiến thức cơ bản về các môn khoa học cơ bản như Toán, Hóa và sinh học. Vì vật lý nghiên cứu mọi lĩnh vực nên cần có kiến thức nền tảng để nghiên cứu phát triển lên

 Trang bị thêm vốn kiến thức Xã hội và quan sát môi trường xung quanh gắn với kiến thức được học. Điều này giúp các em học sinh tiếp cận các vấn đề trở lên chủ động hơn, khách quan hơn và ghi nhớ kiến thức được tốt hơn

 Cần đặt mục tiêu cụ thể, rèn luyện sự tự giác trong việc học tập và nghiên cứu. Xây dựng thói quen hỏi và trả lời câu hỏi

Về phía gia đình:

Việc quá ưu ái, nuông chiều các em học sinh, sẵn sàng làm cho các em mọi việc để cho các con chuyên tâm học bài. Điều này không hẳn chỉ tích cực một chiều. Vật lí học nghiên cứu vạn vật quanh ta, có cho các em vào làm việc thực tế các em mới thấy cái lợi, cái hại của ma sát, của lực căng bề mặt, tác dụng của dòng điện…Có trải nghiệm các em mới xuất hiện các câu hỏi tại sao, mới kích thích được các em phải tìm kiếm kiến thức ( Cần có sự phối hợp và họp tác trong cách giáo dục con em mình, đầu tư có trọng điểm dựa vào năng lực và sở thích của con để phát huy niềm đam mê học tập và lựa chọn đúng nghề nghiệp sau này.Không nên chạy theo thị hiếu và theo sự áp đặt ngành nghề cho con dẫn đến học những môn không thích gây lãng phí thời gian và tiền bạc nhưng không kết quả.)


Người đăng:Tạ Đăng Tuấn
11-04-2018

Các ý kiến thảo luận

Tải thêm

Gửi
Các bài viết cùng chuyên mục

Video nổi bật

Thống kê truy cập

Đang trực tuyến:
Lượt truy cập: